Các bước chăm sóc da chuẩn Hàn

Bạn luôn thắc mắc tại sao những cô nàng Hàn Quốc luôn có dàn da trắng hồng mịn màng? Bên cạnh yếu tố di truyền, thật ra họ có bí quyết chăm sóc da cả đấy.

Cùng xem hết bài viết để biết thêm các bước chăm sóc da chuẩn Hàn. Chắc chắn bạn sẽ học được bí quyết đẹp da như những cô nàng ở xứ sở kim chi.

10 bước chăm sóc da chuẩn
10 bước chăm sóc da chuẩn đem lại hiệu quả cao

Nếu bạn chưa biết mình thuộc loại da nào thì hãy thử ngay bài Test xác định loại da của Làm Điệu nhé.

Sau khi biết được mình thuộc loại da nào thì còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay vào công cuộc cải tổ làn da của mình để tự tin mặt mộc xuống phố.

10 Bước chăm sóc da chuẩn Hàn

Bước 1: Makeup remover & Oil Cleanser (Tẩy trang)

Dùng tẩy trang để lấy đi gần như toàn bộ bụi bẩn và dầu thừa trên da mặt.
Dùng tẩy trang để lấy đi gần như toàn bộ bụi bẩn và dầu thừa trên da mặt.

Tẩy trang là bước làm sạch không thể thiếu của người Hàn. Quá trình tẩy trang sẽ giúp chúng ta làm sạch đi lớp trang điểm, dầu thừa và bụi bẩn.

Nếu không không thực hiện bước này mà chỉ sử dụng nước hoặc sữa rửa mặt để rửa qua thì không thể làm sạch được da mặt và rất có thể gây ra hiện tượng break out và hình thành nên mụn.

Nếu không trang điểm bạn vẫn nên tẩy trang. Sau một ngày hoạt động, da sẽ chịu tác động của các tác nhân bên ngoài như: khói bụi, mồ hôi, chất nhờn tiết ra,… nếu không được làm sạch dễ gây dễ gây ra viêm nhiễm và hình thành mụn.

Tẩy trang có nhiều dạng khác nhau như dạng nước, dạng dầu, dạng sáp, dạng kem, khăn ướt tẩy trang nên tuỳ vào loại da, tình trạng da và nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn loại phù hợp với mình

Bước 2: Foam/Cream cleanser (Rửa mặt)

Làm sạch da bằng phương pháp rửa mặt
Làm sạch da bằng phương pháp rửa mặt

Hiện nay, có rất nhiều chị em còn lăn tăn với việc làm sạch bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Câu hỏi đặt ra là sau khi dùng tẩy trang xong có cần rửa mặt không? Nên rửa bằng nước lạnh hay nước ấm?

Như các bạn đã biết, tẩy trang sẽ làm sạch đi các lớp bụi bẩn, mồ hôi hoặc lớp trang điểm trên khuôn mặt nhưng không thể làm sạch hoàn toàn, một số bã nhờn hoặc ít lượng dầu còn sót lại ở bên ngoài da.

Không thể phủ nhận rằng nước thông thường sẽ rất lành tính vì nó không chứa các hoạt chất làm sạch, hạn chế tối đa các kích ứng có thể gây ra. Tuy nhiên, nước thông thường không thể trung hòa dầu thừa và các bụi bẩn có kích thước siêu nhỏ đang ẩn nấp trong lỗ chân lông.

Vì dầu thừa trên da có cấu trúc được hình thành từ các acid béo, với các liên kết khá bền. Để phá vỡ các liên kết đó và rửa trôi chúng thì bạn cần những hoạt chất hơn. Hơn nữa, kích thước phân tử của nước khá to không thể len lỏi vào sâu bên trong và lôi các bụi bẩn ra ngoài.

Nhưng sữa rửa mặt với lớp bọt mịn cùng các hoạt chất, sẽ bám lấy bụi bẩn và lôi chúng đi dễ dàng hơn. Chính vì vậy, sau khi dùng nước tẩy trang xong thì mọi người nên dùng sữa rửa mặt để làm sạch da hiệu quả. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa rửa mặt để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dùng. Có thể chia ra những loại cơ bản như sau :

Foam Cleansers (Sữa rửa mặt tạo bọt)

Đây được xem là loại sữa rửa mặt phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất ở thị trường Việt Nam.  

Loại sữa rửa mặt này tồn tại dưới dạng sữa, bánh xà phòng hay dạng tạo bọt sẵn giúp làm sạch lỗ chân lông nhờ các bọt li ti được tạo ra sẽ chui sâu vào lỗ chân lông nên sẽ đánh bật được các chất cặn bã, bụi bẩn hay dầu còn lưu lại trên da mặt.

Tuy nhiên, bất kỳ sản phẩm có tạo bọt nào dù nhiều hay ít cũng có tính kiềm nên sau khi rửa bạn sẽ cảm thấy da rất căng hoặc hơi rát nên cần sử dụng toner cho bước tiếp theo để cân bằng độ PH cho da.

Các loại sữa rửa mặt tạo bọt đáng chú ý trên thị trường như: Sữa rửa mặt La Roche Posay Effaclar, Hada Labo Gokujyun Hatomugi Foaming Cleanser,…

Gel Cleansers (Sữa rửa mặt dạng gel)

 Đối với sữa rửa mặt dạng gel thì nó là sự lựa chọn thông minh cho những cô nàng có làn da mất nước
Đối với sữa rửa mặt dạng gel thì nó là sự lựa chọn thông minh cho những cô nàng có làn da mất nước

Sữa rửa mặt dạng gel là sự lựa chọn thông minh cho những cô nàng có làn da mất nước, da nhạy cảm bởi thành phần nước trong loại sữa rửa mặt này khá cao nên nàng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và dễ chịu trên da sau khi sử dụng.

Song, vì thành phần dầu khá thấp nên dạng sữa rửa mặt dạng gel khó lấy hết được lớp trang điểm vì vậy dùng nước tẩy trang trước khi sử dụng nó là điều cần thiết.

Sản phẩm gợi ý: Sữa rửa mặt Matcha Hemp Hydrating Cleanser, Kiehl’s Calendula Deep Cleansing Foaming Face Wash, The Body Shop Tea Tree, CeraVe, Sữa rửa mặt Cetaphil

Oil Cleansers (Sữa rửa mặt dạng dầu)

Sữa rửa mặt dạng dầu
Sữa rửa mặt dạng dầu

Sữa rửa mặt dạng dầu không tạo bọt và là dung dịch có nhiều dầu hơn cả. Khi sử dụng có khả năng hòa tan được dầu có trong các sản phẩm make up nên các cô nàng có thể sử dụng nó như một sản phẩm tẩy trang nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, dạng sữa rửa mặt này có khuyết điểm là khi sử dụng nàng phải làm sạch với nước thật kỹ để tránh còn sót lớp dầu lại trên da.

Sản phẩm gợi ý: Sữa rửa mặt Paula’s Choice Skin Balancing Oil Reducing Cleanser

Cream Cleansers (Sữa rửa mặt dạng kem)

Sữa rửa mặt dang kem
Sữa rửa mặt dang kem

Sữa rửa mặt dạng kem đã bắt đầu có sự pha trộn dầu với nước nên mức độ dầu trong sản phẩm đã giảm dần. Chất liệu kem đặc thường bổ sung nhiều dưỡng chất phù hợp với da lão hóa. Dạng này cũng giúp nàng loại bỏ lớp trang điểm và các bụi bẩn không tan nhờ thành phần dầu.

Bước 3: Exfoliator (Tẩy tế bào chết)

Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp tế bào sừng, giúp da tươi mới, rạng rỡ hơn
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp tế bào sừng, giúp da tươi mới, rạng rỡ hơn

Tẩy tế bào chết có tác dụng giúp da trông khỏe mạnh và mịn màng hơn. Tuy nhiên, nếu tẩy quá nhiều hoặc không đúng cách sẽ làm mất đi những chất có lợi cho da, khiến da mỏng hơn vì liên tục mất đi lớp tế bào sừng mới hình thành, dễ bắt nắng và sạm da.

Có hai loại tẩy tế bào chết là tẩy tế bào chết hóa học hoặc tẩy tế bào chết vật lý.

Tẩy tế bào chết hóa học là sử dụng 2 hoạt chất AHABHA để gom tế bào biểu bì đã bị đào thải trên da thành các đốm mụn, hay còn gọi là break-out (đẩy mụn). Đây là một bước trong quy trình chăm sóc da nâng cao, dành cho các cô nàng am hiểu về skincare để tránh xảy ra sai sót.

Tẩy tế bào chết vật lý được ưa chuộng hơn cả, loại này thường ở dạng pad và dạng gel 

Những lưu ý khi chọn sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt

Khác với da cơ thể, các tế bào thừa trên da mặt như một rào cản, khiến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, da không được thoáng khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành mụn. Vì thế, tẩy tế bào chết có chu kì là cực kì cần thiết để giúp da săn chắc và nhanh chóng lấy lại nét rạng rỡ.  

Bước 4: Dùng Toner (Nước cân bằng da)

Nước cân bằng da hay còn gọi là toner, là mỹ phẩm dưỡng da dạng lỏng. Nước cân bằng da có chức năng tẩy sạch bụi bẩn tại vùng da mà sữa rửa mặt không rửa sạch hết.

Hay việc làm sạch da có thể sẽ khiến cho lớp bảo vệ tự nhiên trên da mất đi. Điều này làm cho da thiếu độ ẩm cần thiết. Dòng sản phẩm này sẽ giúp cân bằng độ ẩm cùng độ pH hiệu quả cho da khỏe mạnh, mềm mượt. Và dễ dàng hấp thụ những dưỡng chất trong các bước tiếp theo.

Không những thế, theo như những nghiên cứu Toner còn có khả năng làm sạch sâu, xoa dịu những tổn thương do cháy nắng, ngăn ngừa mụn, kích thích sản sinh ra tế bào mới và làm sáng da.

Nhưng để bảo đảm được an toàn cho da bạn không nên dùng loại Toner chứa hương liệu và cồn. Hãy ưu tiên dùng những sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên: toner Mujitoner Simpletoner Dickinsonnước hoa hồng Essancenước hoa hồng ThayerHada Labo,….

Bước 5: Essence /Serum/ Ampoule (Tinh chất)

Có tên gọi khác nhau nhưng Serum, Essence và Ampoule đều được hiểu nôm na là tinh chất dưỡng. Chúng đều có chung một cơ chế hoạt động nhờ hàng loạt hoạt chất sinh học, vitamin, và dưỡng chất có thành phần ở dạng phân tử siêu nhỏ nên dễ dàng thẩm thấu vào làn da, giúp nuôi dưỡng da hiệu quả hơn là kem dưỡng.

Tuy nhiên, 3 loại này có những điểm nhỏ khác biệt bạn có thể dễ dàng nhận thấy.

 Essence thường chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu nuôi dưỡng da, tạo thêm một lớp độ ẩm cho da
Essence thường chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu nuôi dưỡng da, tạo thêm một lớp độ ẩm cho da

Essence là sản phẩm có các thành phần hoạt tính nhẹ hơn, ít cô đặc hơn Serum. Được bào chế dưới dạng dung dịch sánh nhẹ nên thường ở dưới dạng nước, nhũ tương hoặc sữa lỏng.

Essence thường chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu nuôi dưỡng da, tạo thêm một lớp độ ẩm cho da, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da và ngăn ngừa lão hoá da.

Sản phẩm gợi ý: Nước thần SKII

Serum chứa các hạt tinh chất ở dạng phân tử siêu nhỏ đi sâu vào và chữa trị các vấn đề từ trong da
Serum chứa các hạt tinh chất ở dạng phân tử siêu nhỏ đi sâu vào và chữa trị các vấn đề từ trong da

Serum và Essence thường giống nhau đến 90% nên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn nhưng Serum có kết cấu cô đặc và nồng độ cao hơn Essence, có chứa các hạt tinh chất ở dạng phân tử siêu nhỏ có thể đi sâu vào và chữa trị các vấn đề từ trong các hạ bì của tế bào da.

Serum được các chuyên gia khuyên dùng với mục đích điều trị và mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn các vấn đề về da như da mụn, thâm nám, lỗ chân lông to, da bị lão hóa….Mỗi loại Serum có một tác dụng khác nhau nên bạn có thể sử dụng nhiều loại Serum cùng một lúc còn đối với Essence chỉ nên sử dụng một loại.

Sản phẩm gợi ý: Serum Vitamin C, serum Timeless,…

 Ampoule có khả năng thẩm thấu vào da nhanh hơn và đem lại kết quả cực kì nhanh chỉ sau vài lần sử dụng
Ampoule có khả năng thẩm thấu vào da nhanh hơn và đem lại kết quả cực kì nhanh chỉ sau vài lần sử dụng

Ampoule là tên gọi của một tinh chất cô đặc, có nồng độ cao nhất, chứa nhiều dưỡng chất hơn, có tác dụng gấp nhiều lần Essence và Serum.

Ampoule có khả năng thẩm thấu vào da nhanh hơn và đem lại kết quả cực kì nhanh chỉ sau vài lần sử dụng. Vì vậy, Ampoule không chỉ có chăm sóc nuôi dưỡng làn da mà còn được biết đến như một liều thuốc bổ nhằm điều trị những vấn đề và khiếm khuyết trên da như làn da thâm sạm, không đều màu, da bị mụn,lỗ chân lông to…

Bước 6: Sheet masks (Mặt nạ nếu có)

Mặt nạ dưỡng da
Mặt nạ dưỡng da

Bạn đắp mặt nạ theo đúng khuôn vừa với mắt, mũi, miệng mà nhà sản xuất đã thiết kế rồi miếng nhẹ để mặt nạ ôm đều lên da. Bạn sẽ đắp mặt nạ trong khoảng 10 đến 20 phút thì tháo ra, không nên đắp lâu hơn vì có thể gây lên hiện tượng “hút ẩm ngược” khiến da càng khô hơn.

Mặt nạ sẽ cung cấp dưỡng chất tức thì, làm dịu da, cho làn da mịn mướt.

Sản phẩm gợi ý: Mặt nạ Lululun, mặt nạ Innisfree

Bước 7: Treatments (Đặc trị)

Dùng sản phẩm đặc trị các vấn đề về da: trị mụn, nám, lão hoá da...
Dùng sản phẩm đặc trị các vấn đề về da: trị mụn, nám, lão hoá da…

Thật tuyệt vời cho những cô nàng đang sở hữu làn da khoẻ khoắn, sẽ bỏ qua bước này để quy trình chăm sóc da được rút gọn hơn. Tuy nhiên, nếu da bạn đang có một số vấn đề thì bước này thật sự cần thiết và không nên bỏ lỡ.

Sử dụng các sản phẩm đặc trị cho vùng da có vấn đề nghiêm trọng: trị mụn, trị thâm, nám, trị tàn nhang, sạm da… Sau bước này nên nghỉ 15-30′ để da cân bằng lại độ pH tự nhiên.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi những xu hướng làm đẹp mới nhất thì chắc chắn không còn xa lạ với hai thành phần là AHA và BHA. Đây là hai thành phần thường xuyên được “ưu ái” sử dụng trong các sản phẩm đặc trị.

Bước 8: Eye cream (Kem mắt)

Da chúng ta bắt đầu lão hóa từ khoảng 23 tuổi, chẳng qua chúng ta không nhìn thấy những dấu hiệu ban đầu ấy mà thôi. Vùng da quanh mắt rất mỏng và dễ bị khô cũng như xuất hiện nếp nhăn.

Vì thế sử dụng kem dưỡng mắt là điều bạn cần thực hiện trong các bước skincare. Nên chọn loại kem dưỡng mắt có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả giảm nhăn, chống lại quá trình lão hóa cho vùng da quanh mắt là những tiêu chí luôn được các chuyên gia khuyên dùng.

Bước 9: Moisturizer/Cream/ Face Oil (Dưỡng ẩm)

 Thoa một lượng kem vừa đủ lên mặt để tạo thành một lớp màng bảo vệ, khóa ẩm cho da
Thoa một lượng kem vừa đủ lên mặt để tạo thành một lớp màng bảo vệ, khóa ẩm cho da

Kem dưỡng ẩm là bước skincare hết sức quan trọng. Thoa một lượng kem vừa đủ lên mặt để tạo thành một lớp màng bảo vệ, khóa ẩm cho làn da giúp tất cả những bước dưỡng trước đó không bị “bốc hơi”.

Bên cạnh công dụng chính là dưỡng ẩm thì kem dưỡng hiện nay còn mang trong mình nhiều tác dụng tuyệt vời khác như dưỡng trắng hay chống lão hóa.

Các thương hiệu kem dưỡng ẩm có tiếng trong giới mỹ phẩm hầu hết các chị em đều biết đến như: Kem dưỡng ẩm InnisfreeNeutrogena, NiveaCetaphilClinique, Hada Labo,  ….

Bước 10a: Sun protection (Kem chống nắng – Ban ngày)

Ánh nắng mặt trời là nguồn sáng của sự sống nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp, thúc đẩy quá trình lão hóa của làn da nhanh hơn.

Nếu không xây dựng cho mình những thói quen bảo vệ da cơ bản, điển hình từ việc bôi kem chống nắng hàng ngày thì làn da của bạn dễ bị tái sạm, tổn thương và nhanh lão hóa sớm, nghiêm trọng hơn nữa còn có thể dẫn đến ung thư da.

Đây là bước cuối cùng trong các bước chăm sóc da ban ngày. Kem chống nắng với SPF có hàm lượng cao cùng những thành phần chuyên sâu sẽ giúp bảo vệ  toàn diện cho da trước những tác hại xấu từ UV trong, máy tính, ánh nắng mặt trời.

Làm da của bạn sẽ luôn giữ được độ tươi trẻ, đẩy lùi được sạm nám, lão hoá, nếp nhăn khi thoa kem chống nắng thường xuyên.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý: 

  • Chỉ nên thoa một lớp mỏng, tránh thoa quá dày. 
  • Dù trong xe hơi, trong nhà,… hay ngoài trời vào ban ngày bạn đều cần dùng kem chống nắng. Bởi ánh nắng có thể xuyên được qua cửa kính. 
  • Hãy chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ với phổ rộng, thẩm thấu nhanh và không chứa dầu.

Sản phẩm gợi ý: Kem chống nắng Anessa, Biore, Neutrogena, Senka, Vichy, Sunplay, Skin Aqua, Shiseido, Avene, Kose, La Roche Posay,….

Bước 10b: Sleeping mask (Mặt nạ ngủ – Ban đêm)

 Mặt nạ tạo lớp màng cấp nước, cấp ẩm bảo vệ và tái tạo làn da
Mặt nạ tạo lớp màng cấp nước, cấp ẩm bảo vệ và tái tạo làn da

Đây là bước cuối cùng trong các bước chăm sóc da ban đêm. Mặt nạ ngủ tạo lớp màng cấp nước, cấp ẩm bảo vệ và tái tạo làn da suốt cả 1 đêm dài giúp bạn sở hữu một làn da mình mịn màng, căng bóng hơn vào buổi sáng hôm sau. Bạn có thể dùng 2-3 lần/tuần, thậm chí dùng mỗi tối nếu cảm thấy da không bị quá bội thực.

Đối với những bạn có làn da dầu thì bạn nên chọn mặt nạ ngủ có kết cấu mỏng, nhẹ dạng gel hoặc thạch. Loại mặt nạ này thấm nhanh, không gây hoặc rất ít gây nhờn.

Sản phẩm gợi ý: Mặt nạ ngủ Laneige, mặt nạ ngủ Innisfree, Klairs, Some By Mi….

Quy trình skincare cho da ban ngày

  1. Sữa rửa mặt
  2. Toner
  3. Tinh chất
  4. Mặt nạ giấy (Nếu có)
  5. Kem mắt (Nếu có)
  6. Dưỡng ẩm
  7. Chống nắng

Quy trình skincare cho da ban đêm

  1. Tẩy trang
  2. Sữa rửa mặt
  3. Tẩy tế bào chết (1-2 lần/1 tuần)
  4. Toner
  5. Tinh chất
  6. Mặt nạ giấy ( Nếu có)
  7. Đặc trị
  8. Kem mắt (Nếu có)
  9. Dưỡng ẩm
  10. Mặt nạ ngủ

Kết luận

Trên đây chính là liệu trình chăm sóc da từ a-z giúp cho bạn có khuôn mặt mộc sáng hồng tự nhiên. Các bước trên khá đơn giản, vì thể bạn hãy kiên trì thực hiện để sớm có làn da đẹp như mong muốn.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp cho bạn có những thông tin hữu ích để chăm sóc da mặt được tốt nhất. Bạn đừng ngại để lại những comment của mình bên dưới, hoặc kết nối cho chúng tôi để được tư vấn, giải đáp miễn phí. Ngoài ra hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay nhé!

Cùng chia sẻ những điều bạn biết. Vì một cộng đồng làm đẹp nói không với PR bẩn.

Gợi ý cho bạn

7 bí quyết trang điểm mang khẩu trang nhưng vẫn đẹp
7 bí quyết trang điểm mang khẩu trang nhưng vẫn đẹp
Khẩu trang trở thành phụ kiện thiết yếu cho mọi người dạo gần đây vì dịch Covid-19. Làm thế nào nhìn đẹp và da luôn ẩm mướt tươi tắn khi mang khẩu trang là câu hỏi của rất nhiều chị

Bình luận

Bình luận