Thức khuya có mập không? Có nhanh tăng cân không?

Thức khuya là một trong những thói quen khó bỏ của nhiều người. Và họ cho rằng 24 giờ một ngày chưa bao giờ là đủ cả. Nhờ thức khuya họ mới có thời gian làm việc riêng, vui chơi và tận hưởng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Vậy thì thức khuya có mập không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Mời bạn theo dõi bài viết bên dưới để chăm sóc sức khỏe một cách lành mạnh nhất.

Thức khuya có mập không?

Thức khuya có thể khiến bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn calo không lành mạnh, từ đó dẫn đến tăng cân. Nhiều người thừa biết thức khuya không những gặp nhiều rủi ro về sức khỏe mà vẫn thức. Dưới đây là những tác hại từ việc thức khuya có thể bạn chưa biết?

Thức khuya rất dễ mập

Hiện nay, do cuộc sống hiện đại từ con người đến công nghệ, nên nhiều người có xu hướng bận rộn và chạy theo nên có cảm giác nếu như mình không thức khuya thì “không thể xong việc được”.

Theo một nghiên cứu từ viện Đại học Carlifornia Berkeley (Mỹ), thanh thiếu niên và người trưởng thành thường xuyên ngủ trễ có nguy cơ tăng cân nhiều so với những người cùng tuổi ngủ sớm. Vì vậy mối liên hệ giữa giấc ngủ và chỉ số khối cơ thể rất mật thiết (BMI).

BMI là số đo của một người cân nặng tính bằng kilogram (kg) chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét (m). Phạm vi BMI khỏe mạnh ở người trưởng thành là khoảng 18,5 đến 24,9.

Trong một nghiên cứu khác, trẻ em có độ tuổi từ 4 – 5 tuổi ngủ ít vào ban đêm dẫn đến thiếu ngủ tăng nguy cơ béo phì. Tỷ lệ béo phì cao hơn so với những trẻ ngủ ít hơn khoảng 9,5 giờ mỗi đêm so với những trẻ đi ngủ lúc 9 giờ tối và ngủ đủ giấc.

Cảm giác thèm ăn khi thức khuya

Những người hay thức khuya sẽ có sự thay đổi mức độ của các endocannabinoid cùng với sự thèm ăn gia tăng và không thể kiểm soát được vào ban đêm.

Nghiên cứu cũng cho thấy giấc ngủ ảnh hưởng đến cảm giác đói và dần dần dẫn đến kích bao tử lớn hơn và sẽ ăn vặt nhiều hơn khi chúng ta hay thức khuya.

Tác hại của việc thức khuya

1. Bệnh mãn tính

Thức khuya ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển và tái tạo cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ giảm dần nếu việc thức khuya của bạn diễn ra thường xuyên. Khi đó cơ thể sẽ bị tấn công bởi nhiều virus nên khả năng mắc các bệnh mãn tính và có thể dẫn đến ung thư.

2. Lão hóa da

Bên cạnh việc thức khuya mập không kiểm soát, thức khuya còn “tặng” bạn một làn da xanh xao và dễ nổi mụn. Thậm chí còn đẩy nhanh quá trình lão hóa của làn da vì nó ảnh hưởng tới khả năng tái tạo da của tế bào biểu bì.

3. Tăng nguy cơ bệnh tim

Tình trạng thức khuya kéo dài sẽ làm tăng hormone cortisol trong cơ thể. Tạo cơ hội cho chất béo tích trữ và làm tăng áp lực máu trong cơ thể. Vì vậy những người thức khuya thường dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

4. Ảnh hưởng đến công việc

Việc thức khuya và phải dậy sớm vào hôm sau thì việc thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ và tập trung của bạn. Từ đó, dẫn đến những biểu hiện kém trong công việc và làm việc không hiệu quả.

Thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ của bạn

1. Sữa ấm

Pha một ly sữa ấm và uống trước khi ngủ là giải pháp nhanh chóng lý tưởng để có một giấc ngủ ngon. Các chuyên gia khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận điều này. Sữa có chứa tryptophan, một axit amin chuyển hóa thành serotonin giúp bạn ngủ ngon

2. Quả cherry

Anh đào chứa melatonin, một loại hormone có tác dụng điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức của chúng ta. Ăn 10-12 anh đào mỗi ngày có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

3. Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa tryptophan, có tác dụng làm dịu não và thần kinh. Trong hạnh nhân có chứa magiê, giúp giữ nhịp tim ổn định. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng 5 – 6 hạt hạnh nhân mỗi ngày là hợp lý.

4. Chuối

Chuối là một loại trái cây dễ ăn mà ai cũng có thể ăn được. Bên cạnh đó chuối còn là một kho tàng chất dinh dưỡng giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Trong chuối có chứa magie và kali giúp các cơ thư giãn. Có chứa chất Carbohydrate giúp bạn có cảm giác buồn ngủ tự nhiên.

5. Yến mạch

Yến mạch kết hợp với một số quả mọng và mật ong lên trên để làm cho phần ăn trở nên ngon miệng và thậm chí còn tốt cho sức khỏe nữa. Melatonin có trong yến mạch sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Cách giúp bạn chìm vào giấc ngủ ngon

  • Duy trì hoạt động trong ngày: Hoạt động khác nhau bao gồm các hoạt động thể chất, tập thể dục và hít thở không khí trong lành.
  • Nhất quán: Lịch sinh hoạt hằng ngày của bạn sẽ giống nhau bao gồm cả thời gian ăn, ngủ, làm việc, chơi và thức. Điều này có thể giúp bạn an tâm và thoải mái, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Tạo thói quen trước khi đi ngủ: Một thói quen trước khi đi ngủ nhẹ nhàng có thể giúp tạo tiền đề cho việc đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Bằng cách đánh răng, đọc sách, đọc báo.
  • Tắt thiết bị điện tử: Ánh sáng xanh từ màn hình có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể. Nên tránh sử dụng màn hình ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

Thời gian ngủ hợp lý

Tùy vào từng độ tuổi, chúng ta sẽ có những thời gian ngủ nhất định để đảm bảo việc bổ sung năng lượng hay tái tạo lại các tế bào trong cơ thể.

  • Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ
  • Trẻ từ 4-11 tháng tuổi: 12 -15 giờ
  • Trẻ từ 1-2 tuổi:11-14 giờ
  • Trẻ từ 3-5 tuổi: 10-13 giờ
  • Trẻ từ 6-13 tuổi: 9-11 giờ
  • Thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi: 8-10 giờ
  • Người trưởng thành từ 18-65 tuổi: 7-9 giờ
  • Người già trên 65 tuổi : 7-8 giờ

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này mình có thể giải đáp được câu hỏi “thức khuya có mập không” của các bạn. Qua bài viết mình hy vọng ngay từ bây giờ bạn có thể thay đổi thói quen ngủ sớm ngay để có một sức khỏe tốt và không gặp phải tình trạng mập không kiểm soát.

Cùng chia sẻ những điều bạn biết. Vì một cộng đồng làm đẹp nói không với PR bẩn.

Gợi ý cho bạn

Bình luận

Bình luận