Collagen có thực sự là “thần dược” cho làn da?

Như đã biết, collagen đóng vai trò duy trì cho làn da khỏe mạnh. Và ngày nay bạn có thể bổ sung collagen bằng nhiều cách thức khác nhau.

Tuy nhiên, sử dụng nó với tần suất bao nhiêu là đủ? Bài viết hôm nay cùng mình tìm hiểu xem nhé!

Thông tin chung

  • Tên gọi: Collagen
  • Loại thành phần: Protein
  • Công dụng chính: Dưỡng ẩm cho da
  • Đối tượng phù hợp: Phù hợp với làn da cần dưỡng ẩm và chống lão hóa
  • Tần suất sử dụng: Collagen dạng uống có thể được sử dụng hàng ngày. Và collagen dạng bôi trực tiếp lên da có thể được sử dụng vào buổi sáng hoặc buổi tối vì nó không khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
  • Hoạt động hiệu quả với: Nếu muốn kích thích sản xuất collagen, nên kết hợp thêm retinoid, retinol hoặc peptide. Mặc dù không khiến da nhạy cảm với nắng nhưng bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng để ngăn collagen bị phá vỡ bởi tia UV gây hại
  • Không sử dụng với: Khi sử dụng sản phẩm bôi ngoài da, collagen an toàn khi sử dụng với hầu hết các thành phần

Collagen là gì?

Collagen là một loại protein có lợi cho da
Collagen là một loại protein có lợi cho da

Collagen là một loại protein tạo nên cấu trúc quan trọng cho làn da. Collagen không chỉ được tạo ra trong cơ thể mà còn có thể có nguồn gốc từ thực vật và động vật.

Có sẵn ở 2 dạng:

  • Dạng bôi: được tìm thấy phổ biến nhất trong các loại kem
  • Dạng uống

Khi tuổi tác càng cao, lượng collagen trong da ngày càng mất đi, khiến da không còn căng mịn, khỏe đẹp. Vì vậy, bổ sung collagen là điều nên cần làm cấp bách để “cứu nguy” cho làn da.

Bằng cách thoa lên da, phân tử collagen thủy phân được enzym phân hủy thành các mảnh để đưa vào lớp hạ bì, giúp da hấp thụ được dưỡng chất collagen.

Lợi ích của collagen đối với làn da

Kem collagen là một chất dưỡng ẩm tuyệt vời
Kem collagen là một chất dưỡng ẩm tuyệt vời

Có một sự thật là, việc đưa collagen vào da sẽ không kích thích các collagen khác. Tuy nhiên, khi bôi lên da, nó sẽ có hiệu quả dưỡng ẩm tuyệt vời.

Theo một số thông tin, các loại kem collagen bôi ngoài ra được cho là cải thiện nếp nhăn bằng cách thay thế collagen bị mất. Nhưng thực tế, nó chủ yếu giúp dưỡng ẩm, vì vậy, khi bôi lên có cảm giác mềm mại, mịn màng.

Cũng có thể nói là nó đang giúp da “xây dựng” collagen nhưng lại không có hiệu quả nhanh chóng. Để đạt kết quả, bạn nên kiên trì sử dụng để cảm nhận nhé.

Tác dụng phụ của collagen

Bản thân nó hầu như không có tác dụng phụ nào khi bôi ngoài da, vì vậy bạn có thể tiếp tục sử dụng nếu như bạn yêu thích cảm giác và hiệu quả nó mang lại.

Về collagen dạng uống, nên tìm hiểu xem collagen có nguồn gốc từ đâu. Nếu như dị ứng với sữa bò, nên tránh dùng collagen có nguồn gốc từ bò.

Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp xảy ra tác dụng phụ, mặc dù rất hiếm. Chẳng hạn như: ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, buồn ngủ, nhức đầu,… do collagen loại II chứa chondroitin và glucosamine nên liều lượng lớn có thể dẫn đến những phản ứng phụ tương tự như những chất bổ sung chondroitin và glucosamine.

Làm thế nào để sử dụng collagen

Cho dù đó là dạng chăm sóc da collagen dạng uống hay dạng bôi, bạn có thể sử dụng nó bất cứ lúc nào trong ngày, sáng hay tối. 

Như một loại kem dưỡng ẩm, kem collagen có thể được thoa 1 hoặc 2 lần/ ngày. Tuy vậy, vẫn nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Một số thông tin khác

Các thực phẩm bổ sung collagen
Các thực phẩm bổ sung collagen

Collagen cũng có sẵn ở dạng uống để cải thiện tóc, móng tay và trong bài viết này là làn da. Tuy nhiên, giữa kem collagen và chất bổ sung collagen thì phiên bản uống sẽ có lợi hơn cho da. 

Nếu đang ăn một chế độ ăn cân bằng bình thường bao gồm các loại thực phẩm giàu protein như: thịt, trứng, sữa và đậu, thì việc bổ sung collagen bằng đường uống có thể không cần thiết.

Nó có lợi cho da, nhưng nó cũng có lợi cho những thứ khác bên trong, như là khớp mà thuốc bôi không làm được.

Trên đây là những gì mà mình đã tìm hiểu về collagen. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về collagen trong làm đẹp. Và đừng quên là chia sẻ đến cho người thân và bạn bè nhé!

Cùng chia sẻ những điều bạn biết. Vì một cộng đồng làm đẹp nói không với PR bẩn.

Gợi ý cho bạn

Methylparaben là gì? Methylparaben có gây hại hay không?
Methylparaben là gì? Methylparaben có gây hại hay không?
Nhiều tin đồn về methylparaben có trong sản phẩm chăm sóc da có thể gây ung thư. Vậy methylparaben là gì? Thực hư như thế nào? Cùng mình tìm hiểu nhé. Nội dung chính Thông tin chungMethylparaben là gì?Lợi ích

Bình luận

Bình luận