Rau má và những công dụng tuyệt vời cho làn da

Không biết ở đây có nàng nào u mê rau má như mình không, bởi mình thích tính mát của em nó, đặc biệt là vào những ngày trời nắng nóng thì em nó thường là món nước giải khát hàng đầu mình chọn.

Hơn thế, khi dùng rau má mình cảm nhận da mình có vẻ thay đổi nhiều hơn, vì thế, hôm nay mình quyết định bật mí cho bạn một số lợi ích của rau má đối với da, làm đẹp từ thiên nhiên không khó đâu nhé!

Rau má là rau gì?

Rau má thuộc cây thân thảo mềm, mọc ở nhiều nơi
Rau má thuộc cây thân thảo mềm, mọc ở nhiều nơi

Rau má hay còn gọi là tích tuyết thảo, lôi công thảo, thuộc loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ nước Úc, đảo Thái bình Dương, Melanesia, Malesia, và châu Á. Đây là loại rau có hình dạng giống đồng tiền tròn, mọc xếp nối nhau, vì thế nó còn có tên gọi là liên tiền thảo.

Nó có thân cây nhỏ, mọc bò nhiều nơi, nhất là những chỗ ẩm mát, phần thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường thì tụ khoảng 2 – 5 lá tại một mấu, có hoa màu trắng.

Ở Việt Nam, rau má thường mọc dại ở những nơi ẩm thấp như bờ mương hay thung lũng, vì thế bạn có thể tìm thấy nó dưới các tán lá cây trong vườn hoặc bờ ruộng.

Thành phần có lợi có trong rau má

Trong các cuộc nghiên cứu đã cho biết rằng rau má chứa các hợp chất có lợi như: sterol, saponin, beta carotene, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, alkaloid, flavonol, saccharide, các loại ,vitamin B1, B2, B3,… các thành phần này có thể thay đổi theo từng mùa hoặc khu vực.

Cứ trong 100g chiết xuất từ tích tuyết thảo chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 4,5g cellulose; 3,7 mg vitamin C; 2,29mg canxi;…

Lợi ích của rau má đối với da

Là một trong những nguyên liệu tự nhiên được nhiều người sử dụng, đặc biệt là dùng trong làm đẹp, rau má có công dụng như:

Trị mụn

Rau má giúp mát gan nên hỗ trợ trị mụn khá tốt
Rau má giúp mát gan nên hỗ trợ trị mụn khá tốt

Rau có có tính hàn nên có công dụng mát gan, ngăn độc tốt trong gan rất tốt. Nó chứa hoạt chất saponin gồm axit asiatic, axit brahmic giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Do vậy, có thể dùng rau má trị mụn bằng cách uống nước rau má hàng ngày, ăn sống, đắp mặt nạ hoặc thậm chí nấu nấu canh rau má đều hỗ trợ trị mụn rất tốt.

Dưỡng ẩm da

Rau má còn giúp dưỡng ẩm cho da
Rau má còn giúp dưỡng ẩm cho da

Da không đủ độ ẩm khiến da trông khô sần, xỉn màu hoặc thậm chí là sạm da, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Do vậy, rau má có công dụng dưỡng ẩm và làm chậm quá trình lão hóa, có thể nói đây là thành phần chăm sóc da tiết kiệm nhưng vẫn đạt hiệu quả trong chăm sóc da.

Làm liền sẹo

Sử dụng rau má sau khi nặn mụn giúp hạn chế đáng kể sẹo cho mụn để lại
Sử dụng rau má sau khi nặn mụn giúp hạn chế đáng kể sẹo cho mụn để lại

Trong rau má chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol, đây là những chất có khả năng kích thích sản xuất collagen vì thế hiệu quả trong quá trình liền sẹo. Thích hợp điều trị tình trạng mụn vừa nặn hoặc những vết thương sẽ giúp hạn chế sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm,…

Mờ thâm

Trị được mụn nhưng vết thâm sau mụn còn khiến nhiều người stress hơn, thâm mụn khiến gương mặt trông xuống sắc hẳn. Nguyên nhân hình thành thâm mụn là do lượng melanin tăng cao trong quá trình da được phục hồi.

Khi đó, rau má chứa nhiều lại là nguyên liệu có khả năng hạn chế gia tăng melanin, do đó nó không chỉ ngừa mụn mà còn ngừa thâm mụn khá tốt.

Tác dụng phụ của rau má

Khi dùng nhiều rau má sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

Giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ nếu dùng rau má trong một thời gian dài có thể gây khó thụ thai, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, sử dụng loại rau này có thể gây nguy cơ sảy thai rất cao.

Không tốt cho bệnh gan: Với những người bị bệnh về gan như viêm gan thì nên tránh sử dụng vì có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Do có tính hàn nên rau má dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy. Vì thế, chỉ nên sử dụng vừa đủ để an toàn hơn cho cơ thể nhé.

Cách dùng rau má an toàn

Theo khuyến cáo của Học viện y tế Hoa Kỳ, không nên dùng rau má quá 6 tuần nếu không có chỉ định của bác sĩ, những ai có tiền sử mắc bệnh gan hoặc ung thư cũng không nên dùng.

Mỗi ngày chỉ uống 40g nước rau má, với tình trạng tuần hoàn máu ở chân thì nên uống 60 – 180mg mỗi ngày.

Do rau má thường được ép hoặc ăn sống nên cần phải rửa thật sạch trước khi dùng để tránh bị nhiễm khuẩn.

Tuy vậy, tùy theo thể trạng, tuổi tác và vấn đề của từng người sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau, do đó cách an toàn hơn hết là tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi dùng.

Kết luận

Rau má là thực phẩm phổ biến với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết tận dụng đúng cách để đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì thế mình hy vọng rằng với những chia sẻ của mình sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về thành phần “ngon, bổ, rẻ” này nhé!

Cùng chia sẻ những điều bạn biết. Vì một cộng đồng làm đẹp nói không với PR bẩn.

Gợi ý cho bạn

Cách dùng sữa dưỡng thể cho da mịn tức thì
Cách dùng sữa dưỡng thể cho da mịn tức thì
Có thể nói sữa dưỡng thể là vật bất ly thân của mọi cô gái. Không những giúp làn da căng mướt, sờ vào là yêu mà còn mang đến làn da trắng sáng giúp chị em tự tin diện

Bình luận

Bình luận